KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA - THÔNG GIÓ (HVAC)

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA - THÔNG GIÓ (HVAC)

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA - THÔNG GIÓ (HVAC)

Đối với nhiều kỹ sư trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học hoặc những bạn đã đi làm giám sát, thi công nhiều năm nhưng mới chập chững bước vào nghề thiết kế thì các bạn sẽ cảm thấy khá lúng túng khi được giao thiết kế một dự án điều hòa thông gió. Đa số các bạn không biết bắt đầu từ đâu, làm cái gì trước, cái gì sau, chuẩn bị những gì cho hành trình nghề nghiệp của mình. Trungtamcodien.net viết bài viết này hi vọng giúp ích một phần có các bạn chủ động và tự tin theo đuổi nghề thiết kế điều hòa – thông gió vô cùng thú vị này:

I. KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ:

1. Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về các hệ thống điều hòa và thông gió, phân tích được ưu điểm nhược điểm của từng hệ thống.

2. Nắm vững các tiêu chuẩn thiết kế điều hòa – thông gió như: TCVN 5687:2010, TCVN 232-1999, QC 06: 2020-BXD, SS 553:2009, BS 5588,….

3. Thành các kỹ năng về: Word, Excell, Autocad hoặc Revit mep

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI THIẾT KẾ 1 DỰ ÁN ĐIỀU HÒA – THÔNG GIÓ:

Bước 1: Tìm hiểu về dự án và các thông tin liên quan

- Phối hợp với bộ phận thiết kế kiến trúc để được cấp đầy đủ các bản vẽ cần thiết như: Mặt bằng, mặt đứng, bản vẽ nội thất…

- Làm việc với chủ trì thiết kế hay chủ đầu tư để biết tiến độ triển khai của các bộ môn và thời hạn hoàn thành hồ sơ thiết kế.

- Làm việc với chủ đầu tư để nắm rõ các yêu cầu cũng như mong muốn đầu tư của họ về: mức độ hoàn thiện, thẩm mỹ, chi phí đầu tư để đưa ra giải pháp thiết kế cho phù hợp.

Bước 2: Phân tích đặc điểm dự án

- Tìm hiểu về quy mô của dự án (to hay nhỏ), vị trí xây dựng ở đâu ? công năng của dự án là gì ? (chung cư, văn phòng, khách sạn hay trung tâm thương mại…)

- Nghiên cứu các không gian để bổ trí thiết bị chính. Ví dụ:

+ Dàn nóng đặt ở đâu: Logia căn hộ, Tầng kỹ thuật hay trên mái ?

+ Chiều cao trần giả bao nhiêu ? Có đủ để bố trí dàn lạnh âm trần hay không?

+ Ống ga đi vào đi vào trục nào nếu lên mái ?

+ Quạt gió: Đặt ở đâu, vị trí lấy gió, thổi gió ở chỗ nào ?

+ Trục ống gió cho hệ thống tăng áp, hút khói đi ở vị trí nào ?

Bước 3: Lựa chọn sơ bộ giải pháp thiết kế điều hòa và thông gió

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và các giải pháp thiết kế bạn sẽ phải lựa chọn giải pháp tổng thể cho dự án:

+ Sử dụng hệ thống điều hòa nào ? Điều hòa cục bộ, Multi, VRV hay Chiller..

Thông thường với căn hộ chung cư thì hay dùng điều hòa cục bộ, căn hộ cao cấp thì dùng điều hòa Mullti, văn phòng hay cửa hàng, trung tâm thương mại với quy mô vừa và nhỏ thì dùng hệ thống điều hòa VRV, các trung tâm thương mại lớn như BigC, Aeon thì hay dùng hệ thống điều hòa Chiller.

+ Sử dụng hệ thống thông gió như thế nào ?

Cấp gió tươi, thông gió vệ sinh thiết kế riêng rẽ theo tầng hay tập chung ?

Các hệ thống thông gió tầng hầm, hút khói, tăng áp bố trí như thế nào ?

Bước 4. Làm rõ thông tin và thống nhất giải pháp thiết kế

Sau khi bạn đã nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế kiến trúc, công năng củ dự án. Bạn cần đề nghị 1 buổi họp với chủ trì thiết kế hoặc chủ đầu tư với mục đích:

+ Làm rõ các thông tin cần thiết mà bạn chưa rõ.

+ Chủ động đề xuất với chủ trì và chủ đấu tư về giải pháp thiết kế mà bạn đưa ra cho dự án để các bên có ý kiến ?

+ Nếu các bên đồng ý với đề xuất của bạn thì bạn cần làm rõ các không gian để bố trí dàn nóng, trục kỹ thuật, vị trí cấp gió, hút gió ? Nếu không có đủ không gian cần thiết bạn sẽ phải đề xuất ngay trong buổi họp để bộ môn kiến trúc có nhưng điều chỉnh kịp thời.

          Việc đơn giản nhưng rất quan trọng mà các kỹ sư trẻ và các đơn vị thiết kế thường bỏ qua trong buổi làm việc này là: Soạn biên bản và ký với các bên liên quan để chốt giải pháp thiết kế tổng thế cho dự án, điều chỉnh hồ sơ kiến trúc cho phù hợp với giải pháp của bạn. Nhiều chủ đầu tư không nhất quan trong lời nói và việc làm họ luôn thay đổi điều đó làm bạn mất rất nhiều thời gian, công sức của bạn.

Bước 5: Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa

+ Lập bảng tính công suất lạnh cho từng không gian và lựa chọn công suất dàn nóng, dàn lạnh…

(trong phần này thì người thiết kế có thể dùng kinh nghiệm hoặc phần mềm để tính toán cho nhanh. Vì rất ít chủ đầu tư yêu cầu phải tính bằng phần mềm, nếu bạn có tính họ cũng không có chuyên môn để kiểm tra)

+ Lựa chọn kiểu dàn lạnh cho phù hợp với không gian nội thất và bố trí sơ bộ dàn lạnh, dàn nóng trên mặt bằng kiến trúc để có phương án đi ống ga, ống nước

+ Vẽ sơ bộ hệ thống ống ga, sau đó tính đường kính ống ga

(phần này có thể dùng phần mềm của hãng Daikin để đưa ra sơ đồ nguyên lý)

+ Vẽ sơ bộ hệ thống ống thoát nước ngưng, sau đó tính đường kính ống nước ngưng

+ Vẽ sơ bộ hệ thống dây điện cấp nguồn và dây điều kiển, bố trí tủ điện, sau đó tính toán tiết diện dây dẫn, cũng như sơ đồ nguyên lý tủ.

Bước 6. Tính toán và thiết kế hệ thống thông gió

+ Lập bảng tính hệ thống thông gió gồm: cấp gió tươi, hút vệ sinh, tăng áp cầu thang, hút khói hành lang, thông gió tầng hầm…

+ Lựa chọn lưu lượng quạt gió, lập bảng tính kích thước ống gió

+ Bố trí sơ bộ các hệ thống thông gió trên mặt bằng và kích thước các ống gió trên mặt bằng

(phần này chú ý đến kích thước các lỗ mở tại các trục kỹ thuật đảm bảo cho việc lắp đặt thuận lợi, thông thường mỗi chiều của lỗ mở rộng hơn kích thước ống gió 7-10cm. Vì ống gió có mặt bích để ghép các đoạn ống với nhau)

+ Dựa vào kích thước ống gió và việc bố trí trên mặt bằng tính được tổn thất ống gió và lựa chọn được cột áp của quạt gió.

Bước 7. Kiểm tra tính toán và hoàn thiện bản vẽ thiết kế

+ Kiểm tra lại toàn bộ phần tính toán để đảm bảo các thông số đã thể hiện trên bản vẽ là chính xác

+ Hoàn thiện bạn vẽ. Vì phần bản vẽ trước đây chỉ mang tính chất sơ bộ. Giai đoạn này bạn cần hoàn thiện tất cả các bản vẽ cần thiết đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác. Ngoài ra còn bổ sung các bản vẽ cần thiết khác như: Danh mục bản vẽ, Bản ký hiệu, Bản vẽ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ chi tiết lắp đặt, bản vẽ mặt cắt….

+ Bổ sung thuyết minh cho hồ sơ thiết kế.

+ In bộ hồ sơ và rà soát lại toàn bộ trước khi gửi chủ đầu tư.

(Các bạn nên chú ý in bộ hồ sơ để xem trước vì thông thường nhìn bản vẽ trên máy tính chúng ta không có cái nhìn tổng thể nên rất hay bị thiếu sót làm ảnh hưởng đến tâm lý người kiểm tra)

         Trên đây là kinh nghiệm thiết kế các dự án về điều hòa – thông gió (HVAC) của chúng tôi. Hi vọng giúp ích nhiều cho các bạn trong trên con đường phát triển sự nghiệp.

                                           "Bài được viết bởi _ Admin_Trungtamcodien.net"

==> Để có thể hiểu rõ và tự mình có thể thiết kế được các bộ môn: Điện - Cấp thoát nước - Điều hòa thông gió - PCCC bạn có thể tham gia các khóa học Online hoặc Offline của " http://trungtamcodien.net/"  theo các đường Links sau:

1. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện tòa nhà nhà chung cư

http://trungtamcodien.net/1-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-dien-toa-nha-chung-cu.html

2.  Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện  tòa nhà văn phòng

http://trungtamcodien.net/2-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-dien-toa-nha-van-phong.html

3.  Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điện nhẹ ( LAN&TEL, CATV, CCTV, PA)

http://trungtamcodien.net/3-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-dien-nhe-toa-nha.html

4. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Cấp thoát nước

http://trungtamcodien.net/4-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-cap-thoat-nuoc.html

5. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Điều hòa - Thông gió

http://trungtamcodien.net/5-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-dieu-hoa-cuc-bo-multy-vrv-thong-gio.html

6. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy

http://trungtamcodien.net/7-online-tinh-toan-thiet-ke-thong-phong-chay-chua-chay.html

7. Khóa học tính toán, thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy và Thông gió

http://trungtamcodien.net/6-online-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-phong-chay-chua-chay-va-thong-gio.html

8. Khóa học Triển khai bản vẽ Shop drawing phần điện

http://trungtamcodien.net/9-online-trien-khai-ban-ve-shop-drawing-co-dien-phan-dien.html                                                                                       

- " Cố gắng là tất cả những gì chúng ta phải làm, cho dù kết quả cuối cùng là thành công hay thất bại thì chúng sẽ không bao giờ hối hận"

- " Hãy cứ theo đuổi đam mê - thành công sẽ đến với bạn"

Tư vấn

0987.008.001

Video