- HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ FM 200 _PHẦN 2

- HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ FM 200 _PHẦN 2

- HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ FM 200 _PHẦN 2

5. Thiết bị hệ thống FM200 được chia thành các thành phần sau:

5.1 Chữa cháy:

-  Bình khí và các thiết bị xả khí (đầu kích hoạt xả khí, công tắc giám sát áp lực, đầu phun khí, đường ống dẫn khí)

-  Hệ thống đường ống.

-  Đầu phun khí.

5.2 Báo cháy:

-  Tủ điều khiển

-  Hệ thống báo động (chuông báo cháy, đèn chớp và còi báo cháy)

-  Thiết bị dò nhiệt, dò khói.

6. Cấu tạo chi tiết thiết bị hệ thống FM200

6.1. Hệ thống chữa cháy

-  Bình Chứa Khí:

Khí FM-200® được chứa trong bình thép dưới dạng lỏng với áp suất 25 bar ở 210C cùng với Nitrogen (360 PSIG at 700F). Mỗi bình chứa sẽ có một đồng hồ đo áp lực, nắp che, và một cổng nối để nối với ống kích hoạt khí. Kèm theo mỗi bình chứa khí là các nắp đậy an toàn và nắp bảo vệ để đậy vào ngõ xả và kích của bình khi không sử dụng. Những nắp này được gắn với mục đích ngăn ngừa các tình trạng xả khí không kiểm soát.

-  Đầu Kích Hoạt Xả Khí:

Đầu kích hoạt xả khí được gắn trực tiếp trên bình khí, có 3 loại chính : Đầu kích hoạt xả khí tự động bằng điện, đầu kích hoạt xả khí bằng khí, đầu kích hoạt xả khí bằng tay.

-  Công Tắc Áp Lực:

Công tắc áp lực là thiết bị kiểm soát áp lực hệ thống. Công tắc áp lực được sử dụng để thông báo tình trạng hệ thống khi đang xả khí hoặc khi có rò rỉ khí trong đường ống.

- Đầu Phun:

Đầu phun được sử dụng để phun khí vào vùng cần bảo vệ. Đầu phun có hai loại, loại phun 180° và loại phun 360° với nhiều kích thước lỗ phun và đường kính khác nhau tùy theo vị trí sử dụng và yêu cầu thiết kế. Đầu phun được làm bằng đồng thau, ren trong.

Đầu phun khí chữa cháy FM200 được lắp đặt trực tiếp trên nóc hộp tủ hoặc lắp đặt trên hệ thống ống dẫn khí theo tiêu chuẩn ASTM A106 Sh80 đến các vị trí cần phun khí FM200 nhằm bảo đảm phun đều lượng khí và phù hợp với kiến trúc đặc thù riêng của công trình.

- Giá Đỡ:

Giá đỡ thép sẽ sử dụng để gắn chặt bình vào tường theo phương đứng hoặc ngang.

- Khớp Nối:

Khí FM - 200/Novec 1230 được dẫn từ bình chứa vào hệ thống ống bằng khớp nối cứng với các kích thước đường kính trong 40, 50, 80mm

- Hệ Thống Ống Dẫn Khí:

Hệ thống ống dẫn khí loại ống thép tráng kẽm, chịu áp lực tối đa 50 bar. Hệ thống ống dẫn khí được sơn màu đỏ.

- Ống dẫn xả khí

6. 2. Hệ thống báo cháy với chứa năng cảnh báo sớm

- Tủ Điều Khiển:

Tủ điều khiển nhận tín hiệu báo cháy từ các đầu dò khói, xử lý, kích hoạt điều khiển xả khí và điều khiển hệ thống báo động.

Tủ điều khiển hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận đủ tín hiệu từ 2 zone đầu dò khói chéo mới kích hoạt hệ thống. Thời gian kích hoạt từ 30 – 60 giây tùy chế độ lập trình và thời gian phun từ 6 – 10 giây tùy lượng khí được thiết kế.

Tủ điều khiển sử dụng điện áp 230VAC, dòng điện 3A và có một nguồn dự phòng để cấp điện trong thời gian 24h khi xảy ra tình trạng mất điện.

- Đầu Dò Nhiệt – Dò Khói:

Đầu dò khói và dò nhiệt có nhiệm vụ phát hiện khói và nhiệt, gửi tín hiệu báo động về tủ điều khiển. Hệ thống đầu dò sẽ được lắp theo nguyên tắc cross - zone (2 zone chéo) để tăng hiệu quả dò và tránh tình trạng xả khí khi có báo cháy giả.

+Đầu dò khói loại quang điện (photoelectric), đầu dò khói ion.

+Đầu dò nhiệt (heat detector), đầu báo nhiệt

- Công Tắc Giữ - Công Tắc Ngắt:

Khi có tín hiệu báo cháy, công tắc giữ được sử dụng để tạm ngưng hệ thống một khoảng thời gian nhằm xác nhận tình trạng cháy là thật hay là báo cháy giả, từ đó có phương án xử lý phù hợp (cho xả khí nếu có cháy thật sự hoặc ngắt tình trạng báo động nếu báo giả).

Công tắc ngắt được sử dụng để loại bỏ tình trạng báo động (nếu không có cháy hoặc người quản lý có thể xử lý dập tắt đám cháy mà không cần phải xả khí).

Nút nhan tri hoan xa khi, nút nhan xa khi khẩn cấp

- Chuông Và Đèn Chớp – Còi Báo Cháy:

Chuông báo cháy và đèn chớp báo cháy loại chuyên dụng, báo động bằng âm thanh và tín hiệu trong trường hợp xảy cháy.

Chuông màu đỏ, đường kính 6”. Âm lượng 85 dB. Sử dụng điện áp 24VDC.

Đèn chớp ánh sáng đỏ, còi âm lượng 82 dB. Sử dụng điện áp 24VDC.

- Bảng Báo Hiệu:

7. Cách bước tính toán hệ thống chữa cháy FM200

1. Xác định lớp đám cháy:

Class A, class B hay class C (lớp A, lớp B hay lớp C)

2. Chọn nồng độ thiết kế

Dự vào tiêu chuẩn thiết kế áp dụng và kết hợp với lớp đám cháy để chọn nồng độ thiết kế sao cho phù hợp:

Dựa vào Bảng TCVN 7161-9-2002 – Lượng chất chữa cháy toàn bộ HFC227  để chọn ra hệ số áp dụng (kg/m3) cho từng trường hợp, cơ sở để lựa chọn là nồng độ thiết kế bao nhiêu và nhiệt độ áp dụng bao nhiêu. Thường sẽ lựa chọn tại nhiệt độ 20oC phù hợp với nhiệt độ khi nạp sạc khí FM200

3. Tính toán thể tích

Cần tính toàn thể tích tại khu vực sẽ thi công hệ thống fm200 khi xả khí. Nếu phòng có hệ thống máy điều hòa, quạt thông gió, có khe hở hay không khe hở thì phải đảm bảo khi có cháy xảy ra và trước khi hệ thống chữa cháy khí FM200 phun xả thì các thiết bị hoặc các không gian mở trên cần phải được đóng lại để đảm bảo phòng kín.

4. Tính toán khối lượng khí FM-200

Tính khối lượng khí fm 200 bằng công thức 

+ Thể tích phòng :V= dài x rộng x cao

+ Khối lượng khí FM200 chữa cháy = V(m3) x hệ số (kg/m3) (Hệ số tra ra từ bảng 3)

5. Lựa thiết bị đầu phun:

Mỗi đầu phun có diện tích bao phủ 8.6m x 8.6m, cao độ tối đa là 5m, nếu cao độ phòng cao hơn 5m cần phải thiết kế đầu phun chữa cháy 2 lớp trong phòng.

6. Lựa chọn bình phù hợp hợp lý:

Dung tích của bình khí nhiều kích cỡ khác nhau, lựa bình có thể chứa đủ lượng khí FM-200 tính ra ở trên và đảm bảo với số lượng đầu phun ở mục 5 và hệ thống đảm bảo thời gian phun xả khí FM-200 trong vòng 10s. 

7. Tính toán đường ống

Tư vấn

0987.008.001

Video