- THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN _kinh nghiệm rút ra từ vụ ngập lụt tại TP HCM

- THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN _kinh nghiệm rút ra từ vụ ngập lụt tại TP HCM

- THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN _kinh nghiệm rút ra từ vụ ngập lụt tại TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, tỷ lệ bị ngập lụt ngày càng tăng. Đỉnh điểm là trận mưa lớn chiều ngày 26/09/2016. Rất nhiều tuyến đường, con phố chìm trong biển nước. Bãi giữ xe rộng khoảng 800 m2 trên đường Nguyễn Siêu (quận 1), nhấn chìm cả nghìn xe máy được gửi tại đây. Nước ngập đến nửa mét, ôtô, xe hai bánh chết máy la liệt. Là nơi có địa hình cao trong thành phố, ít khi ngập nhưng một số tuyến đường ở quận 3, đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) ngập gần nửa bánh xe. Tuyến đường Lê Thánh Tôn bị tê liệt. Người và phương tiện chôn chặt trên đường dưới cơn mưa nặng hạt. Ngoài ra, có những nơi ngập nặng đến 1,5m. Hầm của các tòa nhà lớn biến thành sông. Thiệt hại về vật chất là quá lớn.

Trong thiết kế cơ điện trong các tòa nhà. Đơn vị thiết kế thường bố trí hệ thống trạm điện, máy phát, tủ điện trung thế, hạ thế dưới tầng hầm. Thậm trí còn bố trí  cả các phòng điều khiển trung tâm. Với mục đích tiết kiệm chi phí cho thuê mặt bằng, Ngoài những thiết bị thuộc phần cơ thì có rất nhiều thiết bị điện, điện tử. Với trận mưa ngập như ngày 26/09/2016 thì tòa nhà sẽ phải dừng hoạt động ít nhất 3 ngày. Thậm chí có những tòa nhà có thể dừng hoạt động đến nửa tháng để khắc phục các sự cố do nước ngập gây ra. Tài sản thiệt hại không chỉ gồm xe oto, xe máy … mà còn rất nhiều thiết bị trong hệ thống kỹ thuật còn bị hưu hỏng. Các tòa nhà chung cư thì bị sáo trộn cuộc sống, nhà văn phòng, trung tâm thương mại thì dừng họa động.

Thiết nghĩ, chúng ta cần nên nhìn lại và cần thay đổi. Kể cả đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư hãy luôn thay đổi để phù hợp, không nên đi theo một lỗi mòn. Chúng ta cần lường trước khác nguy cơ, các  mối hiểm họa trước khi chúng xảy ra.

--M&E Center –

“ Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”

Tư vấn

0987.008.001

Video